VIỆT LẠC
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào

20/06/2022 Đăng bởi: Đặng Giang

 

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ lễ thì tờ sớ dâng Thần Phật là không thể thiếu. Vậy viết sớ để làm gì và viết sớ như thế nào sẽ được giải đáp tại phần bài viết bên dưới.

  1. Sớ là gì?

Sớ có thể hiểu là một loại văn bản hành chính dùng trong bộ máy nhà nước phong kiến. Trong khoa nghi của Đạo giáo cũng như Phật giáo, sớ được dùng với tư cách là văn thư thành kính dâng lên các Đấng tối cao, là chiếc cầu nối giữa cõi hữu hình và vô hình.

  1. Vì sao cần dâng sớ 

 

Sớ được cho là nơi để con người gửi gắm điều mong muốn đến các Đấng Thần Phật, mong rằng những điều mình viết trong sớ sau khi được hóa sẽ gửi đến được Thần Phật, Thần Phần sẽ chứng giám và phù hộ cho. Đáp lại những thỉnh cầu của người trần mắt thịt.

Sớ cúng sao thường được dùng trong lễ dâng sao giải hạn nhằm nói lên mong ước giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của sao chiếu mệnh lên bản thân trong năm. Bên cạnh đó, sớ dâng sao cũng thể hiện mong cầu về một năm mới nhiều may mắn, tốt lành, làm ăn phát đạt, hanh thông, sức khỏe dồi dào và gia đạo êm ấm của đương số.

  1. Viết sớ như thế nào

THỂ THỨC MỘT LÁ SỚ:

Để phân biệt sớ với các loại công văn khác:

- Lá sớ bao giờ cũng bắt đầu với hai chữ “phục dĩ” và dòng cuối cùng thì hai chữ đầu tiên ghi là “thiên vận”

- Sớ được thiết kế văn bản theo thể thức sau:

  •  Phần giấy trắng (tức là lưu không- ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.

  •  Lưu không trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.

  •  Các cột chữ để thưa nhưng khoảng cách giữa các chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”.

  •  Không bao giờ được để một chữ đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”.

  •  Khi viết họ tên người phải cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”

KẾT CẤU THƯỜNG CÓ CỦA MỘT LÁ SỚ::

  • Phần phi lộ: Ở lá sớ cúng sao là chữ "phục dĩ", đây là phần đầu tiên mà hầu hết các tờ sớ đều có. Thông thường phần phi lộ sẽ viết một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú và có nội dung liên quan tới lá sớ.

  • Phần ghi địa chỉ: Phần tiếp sau phần phi lộ và thường được mở đầu bằng 2 chữ "viên hữu", sau đó là "Việt Nam quốc,... tỉnh,... huyện,... xã,... thôn". Tiếp theo là 2 chữ "y tu" hoặc "nghệ vu" ở cuối hàng địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là chỗ để ghi nơi dâng sớ.

  • Phần ghi họ tên người dâng sớ: Mở đầu phần này bằng câu: “Kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có một vài loại sớ có ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ “đẳng”, ví dụ “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này là mấy chữ: “tức nhật mạo (hoặc ngưỡng) can”… Mấy chữ này, cùng hai chữ “y vu” ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào.

  • Phần tán thán: Đây là phần giải thích rõ hơn lý do dâng sớ. Phần này sẽ kết thúc bằng câu "Do thị nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu".

  • Phần thỉnh Phật Thánh: Mở đầu bằng 2 chữ "cung duy", tiếp theo là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi Hồng danh là chữ "tòa hạ" dành cho Phật hay "vị tiền" dành cho Thánh, Thần và các bộ hạ của các ngài.

  • Phần thỉnh cầu: Mở đầu bằng chữ "phục nguyện". Tiếp đến là đoạn văn biền ngẫu với mong muốn được các bậc bề trên cân nhắc ban ân huệ cho bản thân, gia đình. Kết thúc phần này là câu "Đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ".

  • Phần cuối: Ghi ngày, tháng, năm, thậm chí là cả giờ và kết thúc bằng câu "Thần khấu thủ thượng sớ".

  1. Các loại sớ

  • Sớ đi Đền, Chùa, Phủ,..cầu tài lộc, công danh, bình an

  • Sớ Mẫu, Sơn Trang, Trần Triều

  • Sớ khi động thổ, bồi hoàn long mạch, cất nóc, di chuyển văn phòng, chỗ ở,...

  • Sớ bốc bát hương mới, sớ vào nhà mới

  • Sớ gia tiên giỗ chạp trong gia đình

  • Sớ ngày tết bao gồm: 23 tháng Chạp, tất niên, giao thừa trong nhà, ngoài sân, sớ Phật, mùng 1, hóa vàng, rằm tháng giêng

  • Trạng cầu tự (con cái), cầu tài, cầu thi cử, mua bán đất cát, khất đồng, đòi nợ, cắt tiền duyên

  • Trạng mã gia tiên

Tham khảo các mẫu sớ đẹp >>> Xem thêm

  1. Kết luận

Sớ là nơi con dân gửi gắm lòng tin, lòng thành mong mỏi được các quan trên, thần Phật nghe được và phù hộ, ban cho phước lành. Nếu đi chùa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc thì sớ chính là một trong các công cụ làm nên nét văn hóa đó. 

Mong rằng nét đẹp này sẽ được lưu giữ và truyền lại nhiều đời sau, như một cách để tưởng nhớ đến lịch sử, đến cha ông, đến những bề trên góp công cho đất nước, cho dân loại

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc