VIỆT LẠC
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu

24/05/2022 Đăng bởi: Nguyễn Thắng

Đại lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo. Đại lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, trùng với ngày xá tội vong nhân.

1, Sự tích ngày Vu Lan báo hiếu

Nhắc đến lễ Vu Lan chắc hẳn ai theo đạo Phật cũng biết đây là ngày lễ gắn liền với sự tích ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát báo hiếu với mẹ. Nhưng sự tích ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho quý khán giả sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

Ngài Mục Kiền Liên vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Ngài đã quy y cửa phật và trở thành một trong những đại đệ tử của đức Phật. Ngài tu hành và đã đạt được sáu phép thần thông. Sau khi đã thành chứng quả A La Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên nhớ về thân mẫu. Ngài muốn biết mẹ của mình giờ thế nào nên đã dùng huệ nhãn để tìm kiếm mẹ. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục A Tì bị đói khát hành hạ khổ sở đói không được ăn, khát không được uống.

Đau xót khi nhìn thấy mẹ trong cảnh đó, Ngài đã vận dụng Thần Thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Tuy nhiên do xung quanh toàn quỷ đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành than đỏ rực, không sao nuốt nổi.

Mục Liên quay về tìm Phật, bạch chuyện Ðức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: Vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Dù ông có thần thông quảng đại hay tận hiếu đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư Tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được 4 quả thánh và luyện thành 6 phép thần thông. Nhờ công đức của chư Tăng, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp, hãy sắm sửa lế cúng vào ngày đó.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn Kinh.

2, Những nghi lễ diễn ra vào ngày Vu Lan báo hiếu

Đại lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch trùng với cả ngày cúng cô hồn - xá tội vong nhân nên dân ta thường tích hợp 2 lễ vào làm 1. Vừa báo hiếu vừa cúng cô hồn.

Trong ngày lễ Vu Lan có 2 nghi thức rất đặc biệt, ý nghĩa đó là nghi thức bông hồng cài áo và rửa chân cho mẹ. Hoa hồng luôn là tượng trưng cho tình yêu, tình yêu của con sẽ được gửi tới cha mẹ thông qua những bông hồng cài áo.

Ai được cài bông hồng đỏ, thật may mắn và tuyệt vời người đó vẫn còn đủ cả cha và mẹ. Ai cài bông màu hồng người đó hiện tại chỉ còn mẹ hoặc cha. Còn ai cài bông hồng trắng, người đó đã không còn có cha và mẹ ở trên đời. Nghi thức cài hoa hồng nhắc nhở mỗi người dù còn cha hay mẹ hay không hãy luôn nhớ công ơn cha mẹ.

Nghi thức thứ 2 là nghi thức rửa chân cho mẹ, dâng trà cho cha. Đây là nghi thức thực sự xúc động khi mà những người con thể hiện tình yêu, chữ hiếu với cha mẹ mình bằng các rửa chân cho mẹ, dâng trà cho cha.

Hiếu đạo với cha mẹ là một điều thật cao quý và thiêng liêng. Cha ông ta có câu "Tết cả năm không bằng rằm tháng Bảy" - câu ca dao phần nào cho thấy vai trò quan trọng của ngày lễ Vu lan 15/7 trong tập tục văn hóa của người Việt.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc