-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lễ chùa và những điều cần chú ý
16/06/2022 Đăng bởi: Đặng Giang
Thói quen đi chùa vào đầu và giữa tháng, hay các dịp lễ tết đã trở thành một truyền thống trong đời sống người dân Việt Nam.
-
Đi chùa vào thời gian nào
Chùa không có yêu cầu thời gian cố định cho những ai muốn đến thắp hương, khấn vái. Chùa là nơi linh thiêng, thờ phụng Thần Phật, nên mọi người đều có thể đến chùa bất cứ khi nào muốn, miễn là có lòng thành tâm cầu khẩn.
Tuy nhiên,ngoài các ngày lễ tết ra, đa phần người dân sẽ chọn ngày đầu tháng, ngày rằm là hai ngày đẹp trong tháng để đi lễ chùa.
Có thể nhiều người chưa biết, việc chọn ngày mùng một và mười lăm hàng tháng là dựa trên cơ sở khoa học. Âm lịch là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt trăng so với Trái đất. Vào hai ngày này, Măt trăng tiến gần Trái đất nhất và hiện tượng này có gây ảnh hưởng đến xấu đến tâm sinh lý của con người, không minh mẫn, hay cáu gắt và tất nhiên là sẽ không làm việc hiệu quả, dễ xảy ra sai lầm.
Bởi vậy, có nhiều lời khuyên đưa ra rằng hai ngày này con người nên tĩnh tâm, nghỉ ngơi để tâm trạng được ổn định nhất. Và đi lễ chùa cũng chính là một sự lựa chọn tuyệt vời vào hai ngày này, đến nơi linh thiêng, tâm hồn thanh tịnh, thắp một nén nhang, thành tâm khẩn cầu.
Nhưng với những người không biết thông tin trên thì đều cho rằng, đi chùa vào ngày đầu mỗi tháng thắp hương cấn cầu sẽ giúp cho cả tháng đó gia đình thuận lợi, sức khỏe dồi dào.
-
Những điều lưu ý khi đi chùa
Chùa là nơi linh thiêng nên đi chùa cần lưu ý một số điểm để không mắc sai lầm gây tạp uế và thể hiện sự bất kính với Phật, công quả sẽ bị tiêu tán.
-
Măc đồ lịch sự, trang phục màu sắc nhã nhặn, không mặc đồ rách, đồ hở, đồ xuyên thấu khi đi chùa. Nên mặc quần, hạn chế mặc váy, có mặc váy cũng phải mặc váy dài, hạn chế việc lộ da thịt nhiều nhất có thể.
-
Không đi dép vào Phật đường, Tam Bảo. Trước khi bước vào Phật đường, Tam Bảo nên tháo dép để bên ngoài, bước chân trần vào.
-
Không gây ồn ào, mất trật tự. Chùa là nơi thanh tinh nên cần nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, tránh dùng từ ngữ thô tục, nói lên tiếng nơi của chùa.
-
Không vào chùa bằng cửa chính, đi chùa cửa chính được cho là bất kính với Thần Phần, bới vậy, chùa thường đóng cửa chính, để lại cửa hông cho mọi người đến lễ.
-
Mỗi gian chùa sẽ có nhiều ban, những ai không biết nên chú ý, lễ các ban theo chiều từ phải qua trái, niệm A di đà Phật.
-
Không biết từ khi nào xuất hiện tình trạng để tiền lẻ ở khắp nơi, thậm chí là nhét vào tay Phật, đây là một hành động coi thường Thần Phật, mọi người muốn, có thể cung tiến cho nhà chùa thay vì làm hành động thiếu văn minh này.
-
Về các bước hành lễ và sắm đồ lễ
Sắm sửa lễ vật
Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả tươi không dập, thối, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè...Chốn chùa linh thiêng, cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.
Nếu việc lễ mặn được chấp nhận thì đó là khi trong chùa thờ các vị Thánh, Mẫu, Đức Ông cai quản toàn bộ ngôi chùa. Chỉ đặt lễ mặn lên đúng ban, tuyệt đối không để lên ban thờ Phật.
Hoa tươi đi chùa lễ Phật phải là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,...chứ không được dùng các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.
Chú ý:
-
Trước ngày dâng hương lễ Phật trên chùa, đền cần ăn chay, kiêng giới và làm việc thiện.
-
Thường đi lễ chùa ngày rằm tháng Bảy đều sắm sửa lễ vật để cầu siêu cho người đã khuất trong gia đình hoặc những cô hồn trên thế gian thì có thể sắm thêm các lễ vặt đặc trưng khác như: Đồ hàng mã chế tác theo hình con vật cúng chúng sinh, cháo, bánh đa, khoai, ngô,....chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ Đức Thánh chứ không được dâng tại ban thờ Phật.
-
Đối với lễ vật cầu siêu thì phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của các vị tăng trụ trì tại chùa.
Thứ tự và cách lễ
Khi bước vào cổng chùa tức là cổng Tam quan, cần phải chú ý ra vào đúng chuẩn như sau: Cửa bên phải là cửa đi vào và cửa bên trái là cửa đi ra, còn cửa Trung gian ở giữa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa (Chú ý không được dẫm lên bậc cửa).
Khi vào chùa việc đầu tiên cần làm là khấn vái hai ông thần gác bên ngoài cổng trước nhằm xin phép để được vào chùa. Khi đã khấn xong có thể đi vào chùa và khấn các ban chính, đặc biệt cách khấn vái khi đi chùa là người luôn phải đứng lệch sang một bên chứ không được đứng thẳng trực diện với ban thờ. Vị trí chính giữa Phật đường này được dành riêng cho sự trụ trì.
Khi đi chùa cách vái Phật là chắp hai tay trước ngực hình búp sen rồi đưa lên ngang đầu, cúi đầu và khom lưng rồi ngẩng lên và đưa hai bàn tay lên, vái 3 vái theo nhịp lên xuống.
Ngoài ra, rất nhiều các ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ thờ Phật, mà còn thờ các vị nhân thần khác, ví dụ như các vị thánh trong đạo Mẫu. Khi lễ ban ở các ngôi chùa như vậy, chúng ta nên hành lễ trước các bức tượng Phật tổ và Tam bảo trước, sau đó mới hành lễ trước các vị thánh của các tín ngưỡng khác.
-
Kết luận
Lễ chùa là một nét đẹp văn hóa tâm linh của không chỉ người dân Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Xong, đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ. Hy vọng bài viết “Lễ chùa và những điều cần lưu ý” này sẽ giúp bạn không còn mắc phải các sai lầm khi đi lễ. Dùng sự thành tâm của mình để Thần Phần trên cao che chở, phù hộ và ban phước lành.
Xem thêm:
- Ra mắt ứng dụng VIỆT LẠC - Nâng cao trải nghiệm mua sắm
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
- Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2023
- Thông báo lịch nghỉ du lịch công ty 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam
- Đại hiếu Xá Lợi Phất độ mẹ trong ngày cuối cùng của mình - Câu chuyện ý nghĩa ngày vu lan
- Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên
- ẤN TỐNG KINH SÁCH
- Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 6 âm lịch
- Cách xưng hô trong Phật giáo
- Giá cả leo thang và sự đáp trả của Việt Lạc
- Cúng dường là gì? Có các loại cúng dường nào
- Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào
- Giải mã nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan
- Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm
- Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy
- Những điều nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy
- Thờ cúng tổ tiên - Hướng về cội nguồn
- Sự khác nhau giữa Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
- Đạo hiếu của người Việt
- Một vài lỗi thường gặp trong quá trình in sớ bằng máy in khổ lớn
- Phật giáo và những điều cần biết
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 5 âm lịch
- Bảy điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ trong tháng bảy Vu Lan
- Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
- 5 bước cơ bản để trở thành Thầy Cúng
- Chi tiết 9 sao chiếu mệnh tuổi trong năm
- 12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan là ai?
- Hạnh phúc "BÌNH DỊ"
- Sớ Tết Gắn Kết Yêu Thương
- Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo
- Tổng kết sự kiện Đại hội Phật giáo huyện Thanh Oai lần IX nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Phù Lục Cổ Việt Nam
- Thông báo thay đổi hình thức chương trình đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH.
- Trình tự phiên đấu giá từ thiện kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn ủng hộ và xác thực ủng hộ minh bạch trong chương trình đấu giá KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn đăng ký đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Thông báo mời tham gia đấu giá từ thiện bộ kinh quý “KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH”
- Danh sách các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch
- Sớ Tết mùa COVID
- Thông Báo lịch nghỉ tết nguyên đán 2021
- Bộ sớ cúng năm mới chữ quốc ngữ 14 lá đầy đủ nhất
- Nghi thức tiếp nhận sắc phong dưới thời nhà Nguyễn
- Giấy dó loại giấy truyền thống tuyệt vời để vẽ tranh truyền thống và viết thư pháp
- Hướng dẫn viết sớ trực tuyến không cần cài đặt phần mềm
- Cực phẩm Long Vân Khánh Hội Hoàng Kim