VIỆT LẠC
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa

04/07/2022 Đăng bởi: Đặng Giang

Thủ ấn hay Mudra là một loại cử chỉ tay hay được dùng trong Yoga kết hợp với các bài tập thở, giúp hồi sinh, luân chuyển dòng năng lượng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể để cải thiện sức khỏe thể chất, và tinh thần của bạn. 

Theo truyền thống Vệ đà, năm ngón tay của bàn tay đại diện cho năm yếu tố thiết yếu: đất, nước, gió, không khí và lửa. Đầu ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, đóng vai trò là điểm xả năng lượng tự do.

Khi chạm các đầu ngón tay vào nhau theo những cách khác nhau hoặc đến các bộ phận khác của lòng bàn tay thì dòng năng lượng trong cơ thể chúng ta sẽ được điều chỉnh và cân bằng. Năng lượng từ các dây thần kinh truyền qua kích thích các trung tâm năng lượng khác nhau.

Mỗi trường phái trong Phật giáo, thủ ấn đều mang các ý nghĩa quan trọng nhưng được vận hành khác nhau. 

Dưới đây là 9 Thủ ấn quan trọng thường được thể hiện phổ biến nhất khi khắc họa trong tranh và tượng Phật:

1. Dhyana Mudra (Thiền thủ ấn)

Tư thế thiền ấn này cho thấy cả hai tay đặt trong lòng. Bàn tay phải lòng bàn tay hướng lên và mu bàn tay áp sát vào lòng bàn tay trái. Hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau, tạo thành hình tam giác huyền bí. Đây là biểu tượng của thiền, tượng trưng cho trí tuệ, mang ý nghĩa của sự giác ngộ đã vượt lên thế giới hiện tại.

Đây chính là thủ ấn Đức Phật đã sử dụng trong lần thiền cuối cùng dưới gốc cây bồ đề khi ngài đạt được giác ngộ.

 2. Abhaya: Fearless (Vô Úy Thủ Ấn)

Vô Úy Thủ Ấn, giúp ta xóa bỏ nỗi sợ hãi khỏi tâm trí. Thủ Ấn này tạo ra một cảm giác không sợ hãi và cảm giác được bảo vệ.

Thủ Ấn này được thể hiện bằng cách gấp khủy tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài kề sát vai. Tay trái để ngửa lòng bàn tay đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái. 

Duy trì thủ ấn này trong một khoảnh khắc, bạn sẽ cảm thấy có sức mạnh trong tâm và sự tự tin trong tinh thần.

 3. Bhumisparasa: Touch the Earth (Xúc Địa Thủ Ấn)

Xúc địa thủ ấn được trình bày đúng như tên. Tay phải hướng mu bàn tay ra ngoài, đầu ngón tay xuôi theo hướng mặt đất thể hiện sự kiên cố. Giống như hai thủ ấn trên, tay trái xúc địa thủ ấn cũng để trong lòng, lòng bàn tay hướng lên.

Sử dụng thủ ấn này trong lúc thiền 30 phút. Tâm sẽ thấy thanh tịnh, những ham muốn được loại bỏ nhẹ nhàng.

4. Varada: Charity - (Thí Nguyện Thủ Ấn)

Thủ Ấn này giúp ta loại bỏ sự tức giận, tham lam trong tâm trí.

Để bắt ấn Thí Nguyện Thủ Ấn này mọi người có thể tham khảo Xúc Địa Thủ Ấn. Hai thủ ấn này chỉ khác nhau ở cách trình bày bàn tay trái. Với Xúc Địa Thủ Ấn, lòng bàn tay hướng vào trong thể hiện sự vững trãi, kiên có, thì với Thí Nguyện Thủ Ấn, lòng bàn tay sẽ hướng ra ngoài đại biểu sự cho đi, chia sẻ.

Tập Thủ Ấn này sẽ mở lòng từ bi và yêu thương, giúp loại bỏ những tham lam, giận dữ và sở hữu.

5. Karana: Banishing and Expelling Negativity (Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn)

Thủ ấn này giúp tư tưởng nhạy bén. Và cũng loại bỏ những suy nghĩ hỗn loạn ra khỏi tâm trí..

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: Gập khủy tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, kề sát ngang vai. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn chạm vào ngón cái; ngón trỏ và ngón út thẳng. Tay trái đặt trong lòng, bàn tay hướng lên, thả lỏng..

Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn là một thủ ấn mang ý nghĩa  loại trừ sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn bã.

6. Vajrapradama: Confidence in Self – (Trí Quyền Ấn)

Trí Quyền Ấn  là biểu tượng của sự tự tin.

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách tay trái nắm xung quanh ngón trỏ phải. Đầu ngón trỏ phải chạm vào đầu ngón trỏ trái.

Sự kết hợp giữa tay phải và tay trái tượng trưng cho sự hài hòa của các yếu tố đất, nước, gió, lửa và kim loại với ý thức.

7. Vitarka: Teaching Transmission (Giáo Hóa Thủ Ấn)

Để bắt ấn, tay phải để ngửa lòng bàn tay, mu bàn tay áp ngang vai, ngón trỏ tay phải chạm vào ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng, như thể đang đón lấy năng lượng bên ngoài của thế giới.

Bàn tay trái đặt trong lòng, lòng bàn tay hướng lên trên.

Ấn này cảm nhận năng lượng giữa ngón cái và ngón trỏ, năng lượng đó giúp ta mở mang, phát triển trí tuệ.

Thủ Ấn này tượng trưng cho sự truyền bá giáo lý của Đức Phật.

8. Dharmacakra: Wheel of Dharma (Chuyển Pháp Luân Thủ Ấn)

Ý nghĩa của Thủ Ấn khi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài thành đạo.

Thủ ấn này, bàn tay trái với đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm nhau, đầu ngón tay giữa chạm vào ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay phải, tạo thành vòng tròn bí ẩn gần tim. Tay phải để lòng bàn tay hướng ra ngoài, đầu ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau. Cử chỉ này biểu thị cho dòng năng lượng liên tục của vũ trụ dưới dạng luân xa (bánh xe) và các giáo lý của nó được thông qua trái tim.

Ấn này thúc đẩy tâm linh, cân bằng năng lượng và cảm xúc.

9. Namaskara: Thủ Ấn Chào và Kính Trọng

Ấn này tượng trưng cho sự mộ đạo, cầu nguyện và kính trọng.

Nối hai lòng bàn tay lại với nhau sát ngực, các ngón tay hướng lên trên.

Cử chỉ này gợi lên một lời chào từ người khác, với sự kính trọng và tôn vinh tối thượng.

Những thủ ấn của  Đức Phật nhẹ nhàng, như chính trong đời sống đơn giản hàng ngày của ngài, nhưng mang lại một năng lượng thần diệu cho bản thân và cả cho sự tiến bộ trong tu tập.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc