-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
13 cuốn sách giúp tăng vốn từ chữ Nho cho người học thư pháp Hán Nôm
18/06/2021 Đăng bởi: Lê Thảo
Đối với người luyện thư pháp Hán Nôm, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là tiếp xúc với chữ Nho. Vốn từ vựng chữ Nho phong phú giúp chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình luyện viết thư pháp, đặc biệt là thấu hiểu ý nghĩa, tinh hoa trong từng con chữ.
Chữ Nho hiện nay không còn được sử dụng nên các nguồn tài liệu chữ Nho cũng không quá đa dạng. Sau đây Việt Lạc xin giới thiệu tới quý vị 13 cuốn sách giúp tăng vốn từ vựng chữ Nho mà các tín đồ thư pháp Hán Nôm không thể bỏ qua.
1. Tam Tự Kinh - Vương Ứng Lân
Tam Tự Kinh là cuốn sách từ xưa để dạy học sinh mới đi học. Sách được biên soạn từ thời Tống. Đến thời Minh – Thanh thì được bổ sung cho hoàn chỉnh. Nội dung cuốn sách gồm hơn 1000 chữ, chia thanh 44 bài học. Hiện nay, người bắt đầu học tiếng Trung cũng học cuốn sách này để bổ sung vốn từ.
Bách gia tính 百家姓, nghĩa là họ của trăm nhà là một văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc. Văn bản này được soạn vào đầu thời Bắc Tống. Ban đầu danh sách có 411 họ, sau đó tăng lên 504 họ, gồm 444 họ đơn (chỉ gồm một chữ, ví dụ Triệu, Hồ,…) và 60 họ kép (gồm hai chữ, ví dụ Tư Mã, Gia Cát,…). Hiện nay có khoảng 800 họ phát sinh từ văn bản gốc này. Toàn bộ văn bản được xếp vần điệu và có thể đọc lên như một bài thơ 4 chữ một câu, vì vậy đôi khi trẻ em Trung Quốc sử dụng tác phẩm này để học vỡ lòng bên cạnh cuốn Tam tự kinh. Đây là bản soạn lại sắp xếp các họ theo thứ tự ABC để độc giả dễ tra cứu.
3. Minh Đạo Gia Huấn - Trình Hạo
Sách gồm 510 câu, mỗi câu 4 chữ, tổng cộng khoảng hơn 2000 chữ nhưng chứa đựng hết mực phong phú những danh ngôn, đạo lý sâu sắc của các bậc cổ Thánh tiên hiền xưa như các Kinh điển Nho gia: Luận Ngữ, Mạnh Tử; các trước tác của Bách gia Chư tử như Tôn Tử, Tuân Tử; các bộ sử sách cổ đại như Hán Thư, Tùy Thư; các bộ sách giáo khoa giáo dục trẻ em cổ đại như Tam Tự Kinh, Tiểu Học, và các gia huấn nổi tiếng cổ đại như Nhan Thị gia huấn, Chu Tử gia huấn…
4.
Đệ tử quy
Đệ Tử Quy tổng cộng có 1080 chữ, được phân thành 113 việc phải làm. Trong đó, “Hiếu” (Nhập tắc hiếu) có 24 mục, “Đễ” (Xuất tắc đễ) có 13 mục, “Cẩn” có 24 mục, “Tín” có 15 mục, “Phiếm ái chúng” có 21 mục, “Thân nhân” có 4 mục, “Học văn” (Dư sức học văn) có 12 mục.
Nhị thập tứ hiếu là một tác phẩm lớn trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do ông Quách Cư Kính, vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, sau khi cha mất ông đã soạn ra quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho cha mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời vua Thuấn đến thời của ông.
6. Tăng Quảng Hiền Văn Cổ Huấn
Tăng Quảng Hiền Văn là một áng văn tập hợp tất cả những thành ngữ tục ngữ, những câu nói nôm na trong dân gian xen lẫn với các lời dạy của Thánh Hiền, tất cả được sắp xếp theo vần điệu dễ nhớ để cảnh giác và răn dạy người đời, để tu
tập cho bản thân mà cũng để làm những lời răn dạy cho con cháu.
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN.
Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.
8. Hiếu Kinh
Hiếu Kinh 孝經; quyển kinh sách viết vào khoảng thời kỳ Tần-Hán, là một kinh điển của Nho giáo nói về lòng hiếu thảo; có nghĩa là, làm thế nào để đối xử với một bậc trưởng thượng chẳng hạn như một người cha, một người anh trai, hay là cấp trên
theo đạo hiếu. Từ đó lập nên nền tảng của đạo Hiếu, là đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình. Trong sách thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Khổng Tử và
Thầy Tăng Tử, là làm thế nào để xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng cách dùng đạo Hiếu . Đạo hiếu là trung tâm của tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo. Hiếu Kinh được xếp vào Thập tam kinh là bộ mười ba tác phẩm kinh điển, mà đó là kinh trọng yếu nhất.
9. Chu Tử Trị Gia - Chu Dụng Thuần
Cuốn sách do Chu Dụng Thuần (1617 – 1688) thời Minh mạt Thanh sơ, tự Trí Nhất, Hào Bách Lư, người Giang Tô biên soạn. Ông viết thành từng câu dưới dạng đối theo thể Phú, lập thành một thiên về gia huấn cách ngôn. Toàn văn có 506 chữ, phân thành 6 đoạn nay xin lấy các chữ đầu mỗi câu mà đặt tựa.
Nội dung chủ yếu là những lời dạy về lập thân xử thế, khuyến khích cần kiệm trị gia, an phận thủ thân và chú trọng luân thường.
Thần Đồng Thi là tập thơ có 45 bài dành cho trẻ em do Uông Thù 汪洙, tự Đức Ôn 德温 thời Bắc Tống trước tác. Ông làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
Xưa ở nước ta các cụ gọi là Ấu Học Ngũ Ngôn Thi 幼學五言詩. Ngoài 45 bài nói trên, qua sưu tầm thấy có nhiều bài hay nhưng không rõ tác giả. Nay xin thống kê lại, lần lượt cập nhật lên và đặt chung vào tập Ấu Học Ngũ Ngôn Thi này để phân biệt với tập thơ của Uông Thù.
11. Thiên Tự Văn - Chu Hưng Tự
Trong Thiên Tự Văn (次韻王羲之書千字- Thứ vận Vương Hi Chi thư thiên tự) có nhiều vế đối tinh tế, mạch lạc rõ ràng, có chất thi ca, khiến người người thán phục. Câu văn tự nhiên như lời nói, dễ đọc dễ nhớ, là cuốn sách vỡ lòng dành cho trẻ con. Ngoài việc học từ sách Thiên Tự Văn, ngày nay các Nhà Thư Pháp thường dùng bản văn này để luyện tập thư pháp. Toàn văn chia làm 25 đoạn và phân thành sáu phần, xin lấy các chữ trong mỗi câu đầu để đặt tựa.
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là sách dạy hướng thiện, sách dạy giới điều căn bản của đạo gia. Sách này không rõ người sáng tác. Những điều ghi trong sách chữ nghĩa rất bình dị, dễ hiểu. Người mà chịu học làm theo thì kết quả thật không thể diễn tả nổi. Sách trình bày chữ to, có ghi âm đọc để thuận tiện cho các bạn học chữ Hán – Việt.
13. Thơ Hồ Xuân Hương (Đối chiếu Nôm - Việt)
Tập thơ bao gồm hơn 50 bài thơ được trình bày dạng song ngữ Nôm – Việt, rất phù hợp cho bạn đọc đang tìm hiểu về chữ Nôm thông qua những áng thơ bay bổng của Bà Chúa Thơ Nôm. Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII và đầu thế XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn được viết bằng chữ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.
Ngoài 13 cuốn sách Hán Nho phổ thông dành cho những người học vỡ lòng với những ngôn từ dễ nhớ, dễ hiểu thì còn các bộ sách Hán Nho cao cấp đầy đủ như: Tứ Thư - Đại Học (Tăng Tử), Tứ Thư - Luận Ngữ - Trọn bộ 4 quyển, Tứ Thư - Mạnh Tử - Trọn bộ 7 quyển, Tứ Thư - Trung Dung (Tử Tư), Quần Thư Trị Yếu - Trọn bộ 6 cuốn.
Tất cả cuốn sách trên hiện đều đang có sẵn trên tủ sách của Việt Lạc và được ưu đãi đặc biệt với khi mua "BỘ SÁCH TỰ HỌC HÁN NHO PHỔ THÔNG" hoặc " BỘ SÁCH TỰ HỌC HÁN NHO ĐẦY ĐỦ".
Xem thêm:
- THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5 và GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2023
- Bộ sản phẩm quà tặng dành cho đại lễ Vu Lan
- Chương trình: Ấn tống cúng dường khoa Cúng Tổ Sơn Môn
- 4 Cuốn sách giúp tăng từ vựng chữ Hán hiệu quả
- Việt Lạc trao tặng 250 thiết bị xịt sát khuẩn cho các điểm dịch Covid
- BỘ DỤNG CỤ THƯ PHÁP HÁN NÔM SƠ CẤP DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU