-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cúng dường là gì? Có các loại cúng dường nào
21/06/2022 Đăng bởi: Đặng Giang
Cúng dường là dùng lễ vật không đòi hỏi nhiều ít, đắt rẻ, tùy hoàn cảnh mà có lễ cúng thích hợp.
Cúng dường là gì?
Cúng dường hay Cung dưỡng hiểu theo nghĩa đen là cung cấp, dưỡng nuôi những bậc tôn kính, người có công truyền giảng đạo lý đúng đắn và những điều hay lẽ phải cho chúng ta là cha mẹ, ông bà, là Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Đối với cha mẹ, ông bà không hay dùng từ cúng dường, mà dùng từ biếu, tặng. Con cái phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi về già, lúc ốm yếu, bệnh hoạn,...
Cúng dường thường được sử dụng với Phật, chư Tăng.
II. Ý nghĩa của cúng dường trong Phật giáo
Như đã được đề cập ở trên, cúng dường trong Phật Giáo chính là cúng dường Tam Bảo. Tam Bảo gồm có Phật Pháp Tăng. Cúng dường cho Tam Bảo là hành động góp phần duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh. Bên cạnh đó, phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu. Và bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.
III. Các loại cúng dường
Cúng dường Tam Bảo
Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường Tam Bảo là ta đem công sức hoặc vật chất, không kể nhiều ít, đắt rẻ, cùng với tâm cung kính, thanh tịnh dâng lên hộ trì Tam Bảo. Công đức cúng dường Tam Bảo vô cùng lớn. Nhưng bạn cần biết một điều vô cùng trọng yếu: Pháp cúng dường quan trọng nhất ở Tâm, chớ không phải ở tài vật. Bởi thế nên có người đem vài tỉ cúng dường mà công đức cúng dường chẳng bằng người dâng cúng chút hương hoa bằng tâm thanh tịnh.
Người tu hành chân chính ăn chay, vốn không có chấp niệm vào ngon dở, nhiều ít như người thường. Cúng dường đắc ở cái tâm, người cúng dường một ngàn với người dâng lên một tỉ vốn chẳng khác gì nhau, phước đức cúng dường không có hơn kém. Công đức cúng dường chú trọng ở cái tâm, tâm có lòng thành, không cầu giàu sang, phú quý, không làm việc ác lại cầu bình an ắt gộp được công đức.
Cúng dường là dùng lễ vật không đòi hỏi nhiều ít, đắt rẻ, tùy hoàn cảnh mà có lễ cúng thích hợp. Cúng dường Tam Bảo là để tỏ lòng biết ơn, thành kính đến Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Biết ơn về đạo Phật được người ngộ ra và để lại cho biết bao thế hệ, cứu vớt con người khỏi bể khổ trần tục. Biết ơn những tăng ni, phật tử, ngày đêm học tập, nghiên cứu giáo Pháp để giảng giải lại cho dân chúng, người người được Phật pháp soi sáng, dẫn lối con đường tu tập giác ngộ giải thoát khổ đau.
Vậy nên nếu bạn lên Chùa, muốn cúng dường Tam Bảo, chỉ nên: Hoặc mua hương hoa dâng cúng rồi lễ Phật; Hoặc bỏ chút tiền nho nhỏ nơi hòm công đức là được rồi, vậy mới đúng với pháp cúng dường.
Cúng dường Trai Tăng
Tôn giả Đại hiếu Mục Kiền Liên là người đầu tiên tổ chức thiết lễ trai tăng cúng dường để cầu siêu cho bà Thanh Đề-thân mẫu của ngài, do khi còn sống làm nhiều việc ác mà khi đến âm tào địa phủ bị đày làm ngạ quỷ.
Từ đó về sau để gieo trồng phước báo cho gia đình mình, Phật sự trai tăng đã dần phổ biến.
Cúng dường trai tăng là gia chủ sắm các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia để cúng dường hay mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.
Trong cúng dường chư Tăng chia làm hai loại là trai phạn và trai tăng. Cúng dường trai phạn chỉ dâng cúng đồ uống, thức ăn cho chư Tăng. Còn cúng dường trai tăng thì gia chủ sẽ sắm tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa).
Cúng dường là để tỏ lòng thành nên “lễ bạc mà lòng thành” là điều thường thấy trong Phật sự cúng dường
Cúng dường trường hạ
Hàng năm những Phật tử tại gia, dưới sự hướng dẫn của quý thầy, đều phát tâm cúng dường tứ sự (chỗ nằm, thuốc men, ăn uống, y phục) cho chư Tăng ba tháng an cư được gọi là cúng dường trường hạ.
Mỗi một năm, chư Tăng đều phải tụ tập một nơi để yên tu học trong vòng ba tháng gọi là an cư.
An cư vào mùa Xuân gọi là An cư Kiết Xuân
An cư vào mùa Hạ gọi là An cư Kiết Hạ
An cư vào mùa Thu gọi là An cư Kiến Thu Đông
An cư vào mùa Đông gọi là An cư Kiết Đông
Mọi chư Tăng đều rất coi trong trọng cấm túc an cư, bởi sau khoảng thời gian ba tháng tu học này, vị đó mới thêm một tuổi đạo.
Cúng dường trường hạ nhằm giúp các Phật tử tại gia thể hiện tinh thần trách nhiệm với tăng đạo, đồng thời tạo nền tảng cho công đức, kết trái đẹp để hưởng an lạc, hạnh phúc lâu dài.
IV. Kết luận
Cúng dường là một Phật sự mà những Phật tử, những người thờ cúng Đức Phật dùng để tỏ lòng biết ơn, kính trọng tới những đấng cao đã để lại, truyền đạo cho chúng sinh. Như một phép màu cho những ai đang lặn ngụp trong bể khổ triền miên chưa tìm được lối thoát.
Xem thêm:
- Ra mắt ứng dụng VIỆT LẠC - Nâng cao trải nghiệm mua sắm
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
- Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2023
- Thông báo lịch nghỉ du lịch công ty 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam
- Đại hiếu Xá Lợi Phất độ mẹ trong ngày cuối cùng của mình - Câu chuyện ý nghĩa ngày vu lan
- Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên
- ẤN TỐNG KINH SÁCH
- Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 6 âm lịch
- Cách xưng hô trong Phật giáo
- Giá cả leo thang và sự đáp trả của Việt Lạc
- Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào
- Lễ chùa và những điều cần chú ý
- Giải mã nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan
- Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm
- Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy
- Những điều nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy
- Thờ cúng tổ tiên - Hướng về cội nguồn
- Sự khác nhau giữa Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
- Đạo hiếu của người Việt
- Một vài lỗi thường gặp trong quá trình in sớ bằng máy in khổ lớn
- Phật giáo và những điều cần biết
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 5 âm lịch
- Bảy điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ trong tháng bảy Vu Lan
- Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
- 5 bước cơ bản để trở thành Thầy Cúng
- Chi tiết 9 sao chiếu mệnh tuổi trong năm
- 12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan là ai?
- Hạnh phúc "BÌNH DỊ"
- Sớ Tết Gắn Kết Yêu Thương
- Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo
- Tổng kết sự kiện Đại hội Phật giáo huyện Thanh Oai lần IX nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Phù Lục Cổ Việt Nam
- Thông báo thay đổi hình thức chương trình đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH.
- Trình tự phiên đấu giá từ thiện kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn ủng hộ và xác thực ủng hộ minh bạch trong chương trình đấu giá KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn đăng ký đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Thông báo mời tham gia đấu giá từ thiện bộ kinh quý “KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH”
- Danh sách các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch
- Sớ Tết mùa COVID
- Thông Báo lịch nghỉ tết nguyên đán 2021
- Bộ sớ cúng năm mới chữ quốc ngữ 14 lá đầy đủ nhất
- Nghi thức tiếp nhận sắc phong dưới thời nhà Nguyễn
- Giấy dó loại giấy truyền thống tuyệt vời để vẽ tranh truyền thống và viết thư pháp
- Hướng dẫn viết sớ trực tuyến không cần cài đặt phần mềm
- Cực phẩm Long Vân Khánh Hội Hoàng Kim