VIỆT LẠC
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy

10/06/2022 Đăng bởi: Lê Sơn

Nghĩ tới tháng 7 chúng ta sẽ nhớ ngay tới ngày 15 tháng 7 âm lịch là lễ Vu Lan, là lễ Cúng cô hồn, là Tết trung nguyên. Nhưng trong tháng 7 âm lịch còn một ngày lễ rất ý nghĩa nữa mà có lẽ nhiều người hay quên mất. Đó là ngày Thất tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau”, đây cũng được xem như ngày lễ tình nhân của người Phương Đông.
Nguồn gốc bắt nguồn lễ Thất tịch
Thất tịch bắt nguồn từ sự tích nổi tiếng Ngưu Lang Chức Nữ của Trung Quốc, câu truyện này tới Việt Nam thì được Việt hóa thành sự tích ông Ngâu bà Ngâu.
Chuyện kể rằng, chàng Ngâu, là con một nhà làm ruộng, chàng làm lụng rất siêng năng, chăn trâu rất chăm chỉ cho bố mẹ. Vậy nên, ông Giời ở trên cao động lòng thương mới gả một người con gái của mình ở trên thiên cung cho chàng Ngâu làm vợ.

Khi họ đã thành vợ thành chồng, ăn ở với nhau chàng Ngâu đâm ra quyến luyến quá không muốn rời xa vợ dù chỉ một chút. Thậm chí, chàng chểnh mảng cả công việc làm ăn của mình, khiến ông giời nổi giận, bắt hai vợ chồng phải phân ra mỗi người ở một nơi, mà mỗi năm họ chỉ được gặp nhau có một lần vào ngày Thất tịch(mùng 7 tháng 7 âm lịch).

Mỗi lần găp nhau, chắc do quá xúc động nên họ lại khóc, khóc ràn rụa, khóc hoài, khóc hoài. Những hạt nước mắt rơi xuống nhân gian thành những cơn mưa Ngâu dai dẳng. Cũng vì thế mà mỗi kỳ mưa tháng 7, dân ta hay bảo rằng: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền"
Ý nghĩa của lễ Thất Tịch trong văn hóa phương Đông

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy nên ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Thất tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7.7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn được gọi là lễ Chilseok. Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Nếu trời không mưa thì các cặp tình nhân thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ, với mong ước cho tình yêu mãi mãi bền lâu. Ăn chè đậu đỏ vào ngày này được cho là sẽ giúp tình cảm đôi lứa them vững bền, người độc than sẽ tìm được một nửa còn lại của mình.

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý. Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.
Ngoài ra, dân ta thường kiêng cưới hỏi vào ngày này vì sợ gặp phải hoàn cảnh không may như ông bà Ngâu.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc