-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan là ai?
09/02/2022 Đăng bởi: Nguyễn Thắng
Cơ sở ra đời của 12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển.
Trong vũ trụ có sao Mộc (木星 Mộc tinh) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế (太歲), 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi.
Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu …vào cung Hợi là năm Hợi. Vì vậy đó là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần” (行遣十二之神).
Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà thần linh hoá thành 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi, hết năm Hợi lại quay trở lại với vị Đại vương hành khiển của 12 năm trước.
Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế.
Thượng đế, căn cứ vào bản công tội đó để chỉ thị cho người mới xuống cai trị biết để định công, tội. Bên cạnh mười hai vị hành khiển là mười hai phán quan. Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng còn phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã.
Trong các vị hành khiển, có vị nhân từ, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, cương trực, đức độ thì nhân dân no đủ, khang thái, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ách, loạn lạc triền miên người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.
Vương hiệu của 12 vị hành binh, hành khiển và phán quan là:
Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
Mỗi năm trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan, năm nào thì khấn danh vị cũng như phải sắm áo vải đúng màu với đương niên hành khiển năm ấy.
Tên các vị hành khiển theo thập nhị địa chi, nhưng màu sắc bài vị, quần áo tuân theo phép ngũ hành: năm hành Kim (Canh, Tân) mầu vàng; Mộc (Giáp, Ất) mầu trắng; Thủy (Nhâm, Quý) mầu xanh; Hỏa (Bính, Đinh) mầu đỏ, Thổ (Mậu, Kỷ) mầu đen.
Xem thêm:
- Ra mắt ứng dụng VIỆT LẠC - Nâng cao trải nghiệm mua sắm
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
- Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2023
- Thông báo lịch nghỉ du lịch công ty 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam
- Đại hiếu Xá Lợi Phất độ mẹ trong ngày cuối cùng của mình - Câu chuyện ý nghĩa ngày vu lan
- Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên
- ẤN TỐNG KINH SÁCH
- Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 6 âm lịch
- Cách xưng hô trong Phật giáo
- Giá cả leo thang và sự đáp trả của Việt Lạc
- Cúng dường là gì? Có các loại cúng dường nào
- Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào
- Lễ chùa và những điều cần chú ý
- Giải mã nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan
- Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm
- Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy
- Những điều nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy
- Thờ cúng tổ tiên - Hướng về cội nguồn
- Sự khác nhau giữa Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
- Đạo hiếu của người Việt
- Một vài lỗi thường gặp trong quá trình in sớ bằng máy in khổ lớn
- Phật giáo và những điều cần biết
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 5 âm lịch
- Bảy điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ trong tháng bảy Vu Lan
- Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
- 5 bước cơ bản để trở thành Thầy Cúng
- Chi tiết 9 sao chiếu mệnh tuổi trong năm
- Hạnh phúc "BÌNH DỊ"
- Sớ Tết Gắn Kết Yêu Thương
- Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo
- Tổng kết sự kiện Đại hội Phật giáo huyện Thanh Oai lần IX nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Phù Lục Cổ Việt Nam
- Thông báo thay đổi hình thức chương trình đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH.
- Trình tự phiên đấu giá từ thiện kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn ủng hộ và xác thực ủng hộ minh bạch trong chương trình đấu giá KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn đăng ký đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Thông báo mời tham gia đấu giá từ thiện bộ kinh quý “KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH”
- Danh sách các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch
- Sớ Tết mùa COVID
- Thông Báo lịch nghỉ tết nguyên đán 2021
- Bộ sớ cúng năm mới chữ quốc ngữ 14 lá đầy đủ nhất
- Nghi thức tiếp nhận sắc phong dưới thời nhà Nguyễn
- Giấy dó loại giấy truyền thống tuyệt vời để vẽ tranh truyền thống và viết thư pháp
- Hướng dẫn viết sớ trực tuyến không cần cài đặt phần mềm
- Cực phẩm Long Vân Khánh Hội Hoàng Kim