Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Phù Lục Cổ Việt Nam

03/11/2021 Đăng bởi: Lê Thảo

Từ bao đời nay phù chú luôn hiện diện và là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của nhiều tôn giáo. Chữ Hán gọi là hình phù nghĩa là bùa thiêng. Chữ Việt gọi là "bùa chú" nghĩa là hình ảnh có tính ma thuật và các câu thần chú.

Cấu trúc của tạo hình bùa chú được đúc rút từ cấu trúc nhân thể, sự biến đổi của các ký hiệu cũng được đúc rút từ hành vi tiếp xúc với thế giới tâm linh của thầy phù thủy. Các hình mẫu được sử dụng trong các loại phù chú gồm có:

  • Hình Người: Phật, Bồ tát, Kim cương, Tứ trấn, Thần Độc cước, và hình nhân thế mạng cùng các biến hình.
  • Hình vật: bốn con vật tượng trưng cho bốn phương: Thanh long - rồng (đông), bạch hổ - hổ (tây), chu tước - chim (nam), huyền vũ - rùa (bắc). Nếu tính cả trong bộ tranh thập vật thì số lượng con vật còn nhiều hơn gồm: loan xa (xe con loan), phượng liễn (kiệu con phượng), sư tử, bạch tượng cửu nha (voi trắng chín ngà), địa mã (ngựa đất), phi mã (ngựa bay), hiến mã (ngựa cúng).
  • Ký tự: chữ Phạn dưới dạng thần chú, chữ Trấn, chữ Sát quỷ và các biến hình tự cùng nhiều chữ Hán dưới dạng thần chú và triện ấn.
  • Hình hoa lá: hoa sen, hoa dây, sóng nước
  • Hình tượng trưng: âm dương, bát quái, các quẻ trong kinh dịch, các vì sao trong thập nhị bát tú.
  • Tạp vật dâng cúng: bảo cái, tràng phan, ngân tiền, điệp sớ, bảo tọa, bảo tháp, loan xa, phượng liễn. 

Sự hợp dung của nhiều yếu tố Tôn giáo và tín ngưỡng cùng các học thuyết khác tiềm ẩn trong đạo bùa, được bố cục tương đối hài hòa giữa hình và chữ, trong ngoài, chính phụ,… tạo nên nét đặc sắc mặt nội dung và mỹ quan hình thức. Tuy nhiên bùa thiêng hay không, điều cốt lõi tùy thuộc vào sự tín tâm và công năng gia trì của tín đồ.

Dưới đây là một số bản "Phù lục cổ Việt Nam, Trung tâm khoa học Tín Ngưỡng Việt Lạc xin giới thiệu tới quý thầy.

1, Các chữ, TRẢM THỦ QUỶ, dưới có chữ THIÊN, hoặc SÁT QUỶ TRẤN.

2, Âm dương hình thành đồ (Bản in gỗ thế kỷ XIX)

Âm dương hình thành đồ là bức tranh đề dẫn cho sự sinh thành con người phối kết từ âm dương, nam nữ. Phép giao hợp phối kết giữa nam nữ này dựa vào luận thuyết Âm dương Ngũ hành của Trâu Diễn, Phòng trung thuật của Phương sĩ Đạo gia và lý luận của Kim cương thừa, Hữu bộ thừa của Mật tông Tây Tạng.

3, Áo Lục thù và bùa dán

(1) Bùa dán chân phải

(2) Bùa dán chân trái

(3) Bùa dán tay phải

(4) Bùa dán tay trái

(5) Cái "dạ dầy" Gồm các chữ Tốc, Mã và Sát Quỷ bao quanh. Tiếp vòng trong là các chữ trừ giải hạn niên, nhật, nguyệt, thời và giải thập nhị chi thập can. Trung tâm là hình người có ba chữ sát cấm: "bành chất, bành cư, bành kiểu" (Tam Bành). Tổ hợp "tứ tung, ngũ hoành" dưới chân.

4, Tứ Trấn trích đoạn bản in khắc gỗ áo Lục thù Hải hội.

5, Bùa Bế Ngục

Đạo bùa này có tính năng như ghi ở góc: "An trấn gia trung, trừ nhất thiết quần tà chúng quỷ, tối nghiệm linh dã". Nghĩa là: "Đạo bùa này đêm trấn ở trong nhà, sẽ trừ diệt được hết thảy tà quy. Rất linh nghiệm".

Hình người trung tâm là tướng giặc Phạm Nhan bị trói chân tay, ba hồn bảy vía đề bị trói. Từ tim, gan, phế, thận cho đến 360 đốt cương,  vạn 4 ngàn lỗ chân lông đều bị kiểm soát.  Xung quanh là 18 con rắn vây áp, Qủy ngũ hành trong bốn mùa bị trói. Chữ "Sắc lệnh" chắn ở cửa ngục, xung quanh thành có 28 vị tinh tú cùng các vì sao trong Tử vi đẩu số âm binh ở hàng Can, Chi vây bủa. Ý nghĩa có thể nói đúng như tên bùa vậy, "Nhất đạo bế tắc ngục nuốt" (Một đạo bùa tắc đóng cửa ngục).

6, Bùa Cửu Long

Theo bộ Vạn pháp thần phù do đàn Phổ Tế khắc in năm Bảo Đại thứ 9 (1934) giải thích công năng của bùa Cửu Long như sau: "Nhất long sát quỷ quái, nhị long sát thần trùng, tam long sát ôn dịch, tứ long sát ngoan hung, ngũ long sát Lỵ Mỹ, lục long sát thương vong, thất long sát Võng Lượng, bát long sát mông lung, cửu long chuyển thần thông". Ở đây Cửu Long chữa trị các vong linh bị:

  • Phanh thây xé xác
  • Trùng tang liên táng
  • Kiến phá chú sát
  • Ăn nghẹt uống ngạt
  • Chết hàng loạt
  • Lộ thây xông thối
  • Yêu ma hù chết
  • Rớt giếng
  • Chết đuối nơi ao sông

Vậy có nghĩa công năng tuy có sai biệt nhưng mỗi một rồng đều chữa trị một thứ bệnh làm mát mẻ người chết và người sống cũng được yên lành. Sự dung hợp từ những gì của phái Phù lục vào trong đạo Phật, trong lá bùa này.

7, Bùa Kỳ Yên (Bản in khắc gỗ thế kỷ XVIII)

  • Đoạn 1: Hàng chữ trên cùng: "Nam mô thiên thut thiên nhãn Linh cảm Quan Thế Âm". Cột bên phải là nhị thập bát tú. Cột bên trái: Bảy khuyên đầu tiên là Âm đẩu thất tinh, dưới là tên các vù sao trong Tử vi đẩu số. Hàng dưới cùng đề: Bức tranh bùa của chùa Vĩnh Khánh, Yên Ninh, Thanh Lâm, Hải Dương.
  • Đoạn 2: Trung tâm là chữ "Sắc lệnh" viết biến hình, đầu nét chữ "Sắc" bọc ngoài chữ "Thiên" (trời) tương ứng với chữ "Địa" (đất) ở đoạn 6. Hai bên có mặt trời mặt trăng. Cặp bùa ở hai bên tương ứng với cặp bùa ở đoạn 6. Mỗi đạo bùa trấn có một vị tướng.
  • Đoạn 3: Phật Quan Âm ngồi trên núi, một bên là Pháp Thông Thiền sư và một bên là Hồ Tinh Tôn giả. Hai bên đề hai câu:

"Bảo tòa thiền lâm thanh liễu diệp,

Kim đài thấy dẫn bạch liên hoa".

  • Đoạn 4: Lý Bạch Bá Dương và Mậu Thần Tính Chu, xen kẽ là bài thơ. Tạm dịch:

"Ngàn thánh cùng nhau trừ quỷ dữ

Ngọc Hoàng sắc lệnh trấn dương gian

Bùa thiêng tới chốn, yêu ma giảm

Muôn thần cùng họp khử tà gian."

  • Đoạn 5: Tử Vi trấn trạch cưỡi trên hổ dữ, chữ trong lượng khí là Nhị thập bát tú. Hai bên là hình bùa Bạch xà.
  • Đoạn 6: Chữ "Trấn".

8, Bùa Trấn Ngục  (Bản in khắc gỗ thế kỷ XIX)

Đây là một đạo bùa trấn các hướng cửa ngục theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, trên và dưới. Thầy Phù thủy niêm yết đạo bùa này nhằm trấn yểm các loài ma quỷ không được ra khổi ngục hoành hành tác quái, hoặc quấy rối sự bình yên của các gia đình.

9, Bùa Trấn Quỷ  (Bản in khắc gỗ thế kỷ XIX)

Đạo Bùa có hình lục giác, kết hợp giữa hình và chữ. Hình người ở đây tượng trưng cho một vong linh hoặc một loài ác quỷ bị trói ở giữa, phần chữ bên ngoài ghi rõ những lời cần cầu xin. Phân cắt đạo bùa làm hai phần:

  • Phần I: Hình người ở giữa. Theo phái Phù lục, các thầy Phù thủy gọi hình người này là tướng giặc Phạm Nhan - tượng trưng cho loài Ma quỷ bị bắt trối, "tay không được cử động, chân cũng không được đi", Tam độc Thần quan yểm trấn theo thân người, xung quanh là hàng Thiên can và Địa chi.
  • Phần II: Phần chữ Hán bên ngoài. Chữ Hán được viết theo từng cột, trên mỗi cột là chữ "Sắc lệnh" biểu thị những việc ban ra được thi hành không thay đổi, giữa các cột chữ là Bát Quái.

10,  Bùa trấn trạch (Bản in khắc gỗ thế kỷ XIX) 

Đạo bùa này chia làm 5 đoạn

  • Đoạn 1: Ba chữ "Phật, Pháp, Tăng" viết theo lối triện thư.
  • Đoạn 2: Trung tâm là chữ "Sắc lệnh" viết biến thể. Chữ "Nhật", "Nguyệt" trong hai hình vòng tròn, xung quanh là bốn chữ Phạn.
  • Đoạn 3: Bát quái

Hai cột chữ hai bên đề tên Bát bộ Kim cương

Bốn góc của Bát quái là bốn hành Kim, Hỏa, Thủy, Mộc (Hành Thổ ở đoạn 5)

Vòng ngoài Bát quái là Nhị thập bát tú, vòng trong là bát quái. Hai vòng tiếp đến là những câu Thần chú nguyên văn chữ Phạn, trong cùng là Thái cực.

  • Đoạn 4: Hình hổ được cấu thành bởi câu thần chú chữ Phạn. Bên ngoài là bốn đặc tính của quẻ Càn, ở giữa các chữ là bùa Cửu long được khuyên lại bởi nét trói.
  • Đoạn 5: Chữ "Trấn".

11, Bùa Trấn Trạch (bản in khắc gỗ thế kỷ XIX)

12, Bùa Trấn Tứ Pháp (Bản in gỗ chùa thế kỷ XVIII)

Ngoài phần thần chú viết chữ Phạn, đạo bùa được tổng hòa bởi các ký tự Hán và ký tự bùa phía dưới và diềm xung quanh. Bao quanh lòng bùa là Tứ Pháp và Bát bộ Kim cương. Diềm ngoài cyfng xen giưax một ký tự bùa và một chữ Phạn là các chòm sao trong Tử vi đẩu số dưới mỗi hình khắc là những lời phụng thỉnh. Phần đầu đạo bùa là chữ "Sắc lệnh" hô ứng với chữ "Sát quỷ" "Trấn" là bùa Bạch xà. Xung quanh Bát quái là Ngũ hành. "Nguyên", "Hanh", "Lợi", "Trinh  là bốn đặc tính của quẻ Càn trong bát quái là Thập nhị bát tú…

13,  Phù Cốt Bát Hương

14, Phật Mẫu Tụng Pháp Đồ

Bức tranh này đề dẫn cho phép tu chứng thần chú Đà la ni của Mật tông mỗi một tay cầm một thứ bảo vật của hai mẫu biểu thị cho môt thứ pháp quyết có công năng đoạn trừ những nghiệp chướng, oan trái giúp người tu hành mau chứng được quả đạo.

15, Bùa Cửu Long và các nét trọc phóc. Tổ hợp "Tứ tung ngũ hoành"

16,  Tử Trấn Trạch - Huyền Đàn Trấn Môn (Bản khắc gỗ thế kỷ XIX)

Tử vi là Bao Phúc tinh tượng trưng vị thần giữ nhà, trấn yểm xua đuổi ma quỷ đem lại sự bình yên hạnh phúc trong mỗi gia đình. Thần cưỡi kỳ lân tay cầm biển đề "Tử vi chiếu trạch"

Huyền đàn là vị thần tượng trưng cho sự giàu có, trấn yểm nơi cửa, cổng cố tính năng nội hô ngoại ứng với tử vi. Thần cưỡi hổ tay cầm biển đề "Huyền đàn trấn môn".

Việt Lạc xin nhận phục sao và làm các bản phù cổ theo yêu cầu, cam kết chất lượng thành phẩm, không ưng ý hoàn tiền 100%!

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc