-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đại hiếu Xá Lợi Phất độ mẹ trong ngày cuối cùng của mình - Câu chuyện ý nghĩa ngày vu lan
03/08/2022 Đăng bởi: Lê Sơn
Từ lúc còn ấu thơ, Ngài Xá Lợi Phất đã là một người con hiếu thảo, luôn vâng lời cha mẹ, chuyên cần học tập làm vui lòng cha mẹ. Tuy được sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng Ngài đối xử với mọi người rất hòa ái nên rất được lòng mọi người và được bạn bè kính mến. Đến khi trở thành đệ tử của phật Ngài chuyên cần tinh tấn, tu tập và được tôn là trí tuệ đệ nhất trong hàng tăng chúng. Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn.
Là một người con hiếu thảo, Ngài luôn ngày đêm nghĩ về mẹ và tìm cách đưa mẹ về với chánh pháp. Mẹ Ngài là một người thuộc đạo Bà La Môn, là mẹ của 7 vị A La Hán, nhưng bà vẫn luôn cố chấp theo đạo Bà La Môn, không kính tin Tam Bảo. Bà cho rằng Phật đã lừa gạt, lôi kéo 7 người con của bà và nhiều giáo đồ khác trong giáo đoàn Bà La Môn đến làm đệ tử của Phật. Vì quá yêu thương và kỳ vọng vào con mình mà bà sinh lòng căm ghét Tam Bảo, không những không kính tin mà còn nhiều lần phỉ báng Tam Bảo. Hiểu rõ tiền căn này nên khi sắp nhập Niết bàn, Ngài Xá Lợi Phất chỉ muốn trở về để độ hóa mẹ mình.
Ngài cùng 500 vị tỳ kheo trở về gặp mẹ. Về tới nhà, Ngài vào ở tại căn phòng cũ của mình, nhìn thấy các vật dụng vẫn y nguyên như ngày xưa và được mẹ Ngài dọn dẹp sạch sẽ, lòng Ngài dâng tràn cảm xúc, quyết tâm độ hóa mẹ mình, làm cho bà tin vào Tam Bảo.
Sau khi thọ trai xong, chiều hôm đó Ngài vì bị bệnh kiết lỵ hành hạ đã lâu, nên đã kiệt sức, nhưng Ngài lại bảo thị giả không được cho mẫu thân vào thăm bệnh Ngài. Bà mẹ thương con lại không được vào thăm bệnh con, chỉ có thể đứng ở ngoài xa lo lắng nhìn vào, nên lòng bà mẹ áy náy không yên và suốt đêm đó không thể nào chợp mắt được. Chính nhờ vậy bà mẹ mới trông thấy được những điều mà trước đây bà chưa từng thấy. Vào khoảng canh một, bà mẹ bỗng thấy căn phòng Ngài Xá Lợi Phất rực sáng hào quang và có nhiều vị thiên thần đến viếng thăm Ngài. Sang canh hai, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang còn rực sáng hơn cả hào quang của những thiên thần trước. Sang canh ba, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang chiếu sáng khắp cả căn nhà.
Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác làm cho mẹ Ngài nôn nao đến nỗi trống vừa điểm canh tư, bà đã vội đi đến phòng Ngài Xá Lợi Phất, xin phép thị giả cho bà vào thăm bệnh. Ðược Ngài Xá Lợi Phất chấp thuận, mẹ Ngài bước vào. Vừa trông thấy Ngài Xá Lợi Phất, bà liền hỏi:
- Mẹ đến để thăm bệnh con, con hãy nói cho mẹ biết những thiên thần nào đã đến thăm viếng con vào khoảng canh một với hào quang rực sáng cả phòng con?
Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười từ tốn:
- Ðó là bốn vị Ðại thiên vương, thưa thân mẫu.
Bà mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Con còn cao cả hơn bốn vị Ðại thiên vương nữa ư?
- Thân mẫu chưa biết, bốn vị Ðại thiên vương đều là những người hộ trì Phật pháp. Khi Ðức Phật đản sinh, bốn vị trời này đã hộ vệ bốn bên như bốn cận vệ cho vị đại vương.
Tứ Thiên Vương hộ trì Phật pháp
- Thế còn những thiên thần nào đã đến vào khoảng canh hai, hào quang rực sáng hơn cả hào quang của bốn vị trời kia?
- Ðó là vị trời Ðế Thích và những vị trời trên 33 cõi trời Ðao Lợi, thưa thân mẫu.
Bà mẹ ngạc nhiên đến nỗi ngẩn người ra, hỏi:
- Con còn cao cả hơn trời Ðế Thích nữa sao?
- Thân mẫu chưa biết, vị trời Ðế Thích tuy là vua của 33 cõi trời Ðao Lợi, nhưng đối với Ðức Bản Sư thì cũng chỉ như một Sa di theo hầu một vị Tỳ kheo. Khi Ðức Bản Sư từ cõi trời Ðao Lợi thăm Thánh mẫu trở về, vị trời Ðế Thích này đã mang bát và đãy y của Ðức Phật, đi theo sau Ðức Phật, tiễn đưa Ðức Phật từ trời Ðao Lợi trở về lại cõi trần bằng tất cả lòng tôn kính.
Đức Phật thuyết Pháp trên cung trời Đao Lợi
Bà mẹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bà nhìn đứa con thân yêu cách biệt đã mấy mươi năm, nay trở về thăm và ngồi trước mặt bà, không còn là đứa con mà bà đã nhung nhớ bao năm, bởi vì đứa con này bây giờ đã là một Thánh giả. Và nếu đứa con của bà đã là một Thánh giả thì chư Tăng đi theo Ngài cùng trở về nhà bà, hẳn cũng không phải toàn là kẻ phàm phu. Bà hỏi:
- Thế còn những thiên thần nào đã đến thăm con sau cùng với hào quang rực sáng cả nhà này?
Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười nhìn mẹ:
- Thân mẫu chưa biết, đó là vị vua cõi trời Phạm Thiên và những vị trời trên cõi trời đó, cũng chính là giáo chủ Bà La Môn, cũng chính là Thiên sư của thân mẫu.
Bà mẹ vô cùng ngạc nhiên, nói:
- Con còn cao cả hơn vị Thiên sư mà mẹ hằng ngưỡng mộ nữa sao?
- Thân mẫu còn chưa biết, vào ngày Ðức Phật đản sinh, chính vị trời Phạm Thiên đã đón rước Ngài trong tấm lưới đầy hào quang sáng chói, và vào ngày Ðức Phật thành Ðạo, cũng chính vị trời này đã thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân, chớ vội nhập Niết bàn.
Vua trời Phạm Thiên thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân
Bà mẹ sững sờ và một ý nghĩ lóe lên trong tâm tư bà: Con ta là đệ tử của Ðức Phật mà còn có oai đức như thế, thì hẳn Ðức Phật còn oai đức hơn thế nữa, cao cả hơn thế nữa, và trong tự tâm bà bỗng khởi lên lòng tín kính Phật và Tăng. Ngài Xá Lợi Phất biết được tâm niệm của mẫu thân và Ngài chỉ chờ đợi có giây phút ấy, liền thuyết giảng cho mẹ nghe một bài pháp ngắn. Khi Ngài vừa chấm dứt bài thuyết giảng thì mẹ Ngài ở ngay tại chỗ ngồi chứng được Pháp nhãn thanh tịnh. Bà rơi nước mắt, nói với Ngài Xá Lợi Phất:
- Thánh giả Xá Lợi Phất, tại sao từ trước tới giờ Ngài không làm thế để dẫn dắt mẹ, tại sao trong suốt mấy mươi năm qua Ngài đã không ban bố Pháp nhũ như thế, để mẹ có được sự hiểu biết bất tử này?
Ngài Xá Lợi Phất nói:
- Thưa mẹ, vì thời tiết nhân duyên chưa đến, nhưng hôm nay nhân duyên đã đến. Con làm như vậy chỉ vì muốn đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu trước khi con nhập diệt, và bây giờ thời điểm con ra đi đã đến; con sắp nhập Niết bàn, thưa thân mẫu.
Đến đây, Ngài Xá Lợi Phất nhìn mẹ mỉm cười thanh thản, yên tâm ra đi.
Vậy là tâm nguyện cuối cùng của Ngài cũng là hạnh hiếu của một người con chí hiếu đã được thực hiện.
Xem thêm:
- Ra mắt ứng dụng VIỆT LẠC - Nâng cao trải nghiệm mua sắm
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
- Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2023
- Thông báo lịch nghỉ du lịch công ty 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam
- Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên
- ẤN TỐNG KINH SÁCH
- Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 6 âm lịch
- Cách xưng hô trong Phật giáo
- Giá cả leo thang và sự đáp trả của Việt Lạc
- Cúng dường là gì? Có các loại cúng dường nào
- Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào
- Lễ chùa và những điều cần chú ý
- Giải mã nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan
- Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm
- Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy
- Những điều nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy
- Thờ cúng tổ tiên - Hướng về cội nguồn
- Sự khác nhau giữa Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
- Đạo hiếu của người Việt
- Một vài lỗi thường gặp trong quá trình in sớ bằng máy in khổ lớn
- Phật giáo và những điều cần biết
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 5 âm lịch
- Bảy điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ trong tháng bảy Vu Lan
- Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
- 5 bước cơ bản để trở thành Thầy Cúng
- Chi tiết 9 sao chiếu mệnh tuổi trong năm
- 12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan là ai?
- Hạnh phúc "BÌNH DỊ"
- Sớ Tết Gắn Kết Yêu Thương
- Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo
- Tổng kết sự kiện Đại hội Phật giáo huyện Thanh Oai lần IX nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Phù Lục Cổ Việt Nam
- Thông báo thay đổi hình thức chương trình đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH.
- Trình tự phiên đấu giá từ thiện kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn ủng hộ và xác thực ủng hộ minh bạch trong chương trình đấu giá KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn đăng ký đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Thông báo mời tham gia đấu giá từ thiện bộ kinh quý “KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH”
- Danh sách các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch
- Sớ Tết mùa COVID
- Thông Báo lịch nghỉ tết nguyên đán 2021
- Bộ sớ cúng năm mới chữ quốc ngữ 14 lá đầy đủ nhất
- Nghi thức tiếp nhận sắc phong dưới thời nhà Nguyễn
- Giấy dó loại giấy truyền thống tuyệt vời để vẽ tranh truyền thống và viết thư pháp
- Hướng dẫn viết sớ trực tuyến không cần cài đặt phần mềm
- Cực phẩm Long Vân Khánh Hội Hoàng Kim
Bình luận (1)
"cảm động quá"
nam 10/09/2022