Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên

18/07/2022 Đăng bởi: Đặng Giang

Tôn giả Mục Kiền Liên nổi tiếng là đệ nhất thần thông trong Tăng đoàn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên.

Tiểu sử cuộc đời

Tại một vương quốc nhỏ tên Ma-kiệt-đà (Magadha) nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Trong dòng dõi Mudgala, một dòng dõi chuyên nghiên cứu Thiên văn học rất cổ. Có một đứa bé được sinh ra đặt tên là  Kolita Moggallana. Đứa bé ấy sau này chính là Đại đức Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna).

Nơi Kolita sinh ra có rất ít dân nghèo, hầu hết đều là các đại gia tộc Bà-la-môn. Gia đình Kolita đa phần đều là các chức sắc cao cấp trong dòng họ. Đứa bé Kolita cứ vậy lớn lên trong hoàn cảnh sung túc, đủ đầy.

Từ nhỏ Kolita đã được giáo dục theo truyền thống Bà-la-môn giáo. Giáo phái này tin vào luật Nhân quả nhưng lại phụ thuộc vào những nghi lễ cúng bái hàng ngày.

Từ khi mới lọt lòng, Kolita đã có người bạn trúc mã là Upatissa. Chính là Đại đức Xá lợi phất Hai cậu bé được sinh ra cùng một ngày. Cùng nhau lớn lên, không thể tách rời.

Tuy nhiên, tánh tình hai cậu bé khác hẳn nhau. Trong khi Upatissa là một người xông xáo, mạnh dạn và tháo vát, thì Kolita lại là một thanh niên rất bảo thủ, và chỉ biết gìn giữ, phát triển những gì đã có.

Thời gian trôi nhanh, hai cậu bé dần trưởng thành.Hằng năm đất nước có một kỳ hội rất linh đình, gọi là “Hội Sơn Thần”. Mọi người cùng nhau sắm vai diễn các vở kịch. Hai cậu bé được mời tham gia và cũng rất thích thú. Nhưng đến buổi thứ hai, khi văn nghệ chuyển sang thể loại sinh ly từ biệt và huyền thoại cứu rỗi, đôi bạn bất thần không tìm thấy cao điểm lý thú nữa. Và trong đêm thứ hai ấy, đôi bạn Kolita và Upatissa đã trằn trọc không an giấc.

Hai người cùng nhận ra một điều rằng, liệu cứ vui đùa như vậy sẽ có kết quả gì. Rồi ai cũng sẽ già đi, đến gần với cái chết, phải từ giã cuộc đời. Họ sẽ trở thành đúng những nhân vật trong bi kịch họ đóng. Thay vì uổng phí một đời với những hưởng thụ vô ích. Sao chúng ta không tìm ra một giáo lý để thoát khỏi đau khổ trần tục.

Từ đây, hai chàng trai quyết tâm rời xa gia đình, trở thành kẻ vô gia cư, một lòng quyết tâm đi tìm Đạo để không còn bị ràng buộc bởi khoái lạc, cuộc sống thảnh thơi.

Ấn Độ từ xa xưa đã nổi tiếng là đất nước của Đạo giáo. Rất nhiều trường phái với nhiều Giáo chủ giảng giải các pháp lý khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết vô đạo đức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Định mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy vật.

Sau khi đi đến, tiếp xúc và tìm hiểu .Đôi bạn Kolita và Upatissa nhận thấy sự sai lầm của những giáo thuyết như thế, nên chẳng bao lâu đã không màng để tâm nghiên cứu nữa.

Tuy nhiên, không hề nản lòng. Đôi bạn vẫn có linh cảm chắc chắn phải có một sự sống khác ngoài kiếp sống trần gian này, phải có những chúng sanh chỉ có hồn mà không có thể xác (như chư Thiên chẳng hạn). Càng đi sâu vào thế giới vô hình, sự hiểu biết của họ dường như vượt khỏi tầm học thức của vị Giáo chủ thuộc trường phái hoài nghi.

Sau gần 20 năm đi khắp các miền đất nước một lòng tìm đạo. Đôi bạn đã từ bỏ đời sống đạo sĩ để quay về quê hương. Nhưng quay về không có nghĩa là từ bỏ, họ chỉ đang tiếp tục tìm kiếm nhưng là tìm kiếm chính trên mảnh đất mình từng sinh sống. 

Lần này, hai người quyết định chia tay nhau, tách ra mỗi người một hướng, hy vọng sẽ nhanh tìm được đạo giáo mà bấy lâu họ vẫn đang tìm kiếm.

Chính khi đó, Đức Phật đích thân đến thành Vương Xá (Rajagaha) để tiếp độ vị vua nước Ma-kiệt-đà (Magadha) tên là Bimbisara (Bình-sa vương) và nhận lãnh ngôi chùa Trúc Lâm (Velu-vana Vihara) do vua dâng cúng.

Upatissa tình cờ bắt gặp trên phố một vị Sa-môn phong cách rất tự tại. Vị Sa-môn này đã làm cho chàng phát sanh lòng kinh cảm. Hỏi ra mới biết Sa-môn áy chính là Trưởng lão Assaji một trong các đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là một trong sáu mươi vị Thánh A-la-hán. Trưởng lão Assaji còn xác nhận rằng ngài chỉ là một đệ tử của vị Đại sĩ thuộc dòng họ Thích Ca.

Sau khi yêu cầu Assaji ban bố giáo lý, cầu khẩn ngài chỉ dạy. Chỉ trong một ánh lóe, Pháp nhãn bừng sáng, trí thức giác ngộ phát sanh, họ đã thấy rõ lý bất sanh bất diệt!

Đến đây mọi người cũng cần nhận thức rằng ba vị đại đệ tử thân cận nhất của Đức Phật là A-nan-đà (Ananda), Xá-lợi-phất (Upatissa Sàriputta) và Mục-kiền-liên (Mahà Moggallàna) đã đắc quả Nhập lưu (Tu-đà-hoàn) không phải nhờ nghe Pháp bảo từ cửa miệng Đức Phật, mà từ các Sa-môn thừa truyền Phật giáo: Ananda thì do thầy Tế độ, một Thánh A-la-hán tên là Punna Mantaniputta, Upatissa Sariputta (Xá-lợi-phất) thì do Trưởng lão Assaji, còn Kolita Moggallana (Mục-kiền-liên) thì do người bạn vừa đắc quả Tu-đà-hoàn, chưa đạt tới Thánh quả A-la-hán (ám chỉ Upatissa - Xá-lợi-phất).

Kolita cùng Upatissa dẫn theo hai trăm năm mươi người cùng giáo phái trước kia hai người từng theo học đến đầu nhập Đức Phật. Hy vọng được xuất gia trong hàng Tăng chúng. 

Sau khi tất cả đã được Đức Phật ban bố phép xuất gia đầy đủ, trên hai trăm năm mươi tân Tỳ-kheo còn được nghe Đức Thế Tôn thuyết cho một bài pháp có ý nghĩa thông giải những phép học căn bản, khiến tất cả đều đạt được đạo quả Nhập lưu (Sotapatti). Và sau đó chẳng bao lâu, họ đã đắc quả A-la-hán (Arahatta).

Sàriputta (Xá-lợi-phất) chọn một hốc núi trong vùng phụ cận Vương Xá để tu tập. Ngài dùng bốn mươi ngày hành trì để đạt tới Thánh quả giải thoát.

Còn Mahà Moggallàna thì chọn một nơi núi rừng xa xôi. Quá trình tu tập của Ngài không được thuận lợi. Ngài bị những cơn buồn ngủ nặng nề cản trở, những hôn trầm này làm Ngài lâm vào thế khó.

Đức Phật tuy ở nơi xa, nhưng với nhãn lực siêu phàm Ngài đã thấy rõ những trở ngại tu tập của người tân môn đồ đó, nên dùng Phật lực hiện ra trước mặt Mahà Moggallàna. Phật bèn dạy tám phần pháp giải trừ chướng ngại hôn trầm (buồn ngủ).

Nhờ sự hỗ trợ của Đức Phật mà Mahà Moggallàna đã nhanh chóng trở thành một bậc A-la-hán thượng đẳng.

Mục-kiền-liên đắc quả nhanh chóng trong vòng một tuần  nhưng đó là nhờ sự hỗ trợ của Đức Phật. Còn Xá-lợi-phất thì lại dùng chính trị tuệ để tự mình nghiền ngẫm, học được cách đắc quả độc lập. 

Thần thông của Đại đức Mục Kiền Liên

Trong bài pháp nói về những đệ tử có khả năng siêu phàm (Anguttara Nikaya I,13) Đức Phật đã đề cập đến Mahà Moggallàna như một bậc Thượng thừa trong những kẻ có thần thông trên thế gian.

Trong khi các đệ tử khác của Đức Phật mỗi người sẽ có cho mình một thần thông khác nhau như Thiên nhãn thông (thấy rõ mọi chúng sanh trong tam giới), người có thể đi trong lửa, không bị cháy, người có thể nghe chư Tiên bàn luận (Thiên nhĩ thông), … 

Nhưng Mahà Moggallàna thì xuất sắc nhất trên tất cả các phương diện. Ngại có rất nhiều loại thần thông, cả những loại cao đẳng mà chưa đệ tử nào có.

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc