-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách xưng hô trong Phật giáo
29/06/2022 Đăng bởi: Đặng Giang
Cách xưng hô trong Phật giáo chia ra làm hai loại: cách xưng hô chung trước đại chúng và cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hoặc xuất gia.
Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp, hiểu được ý nghĩa mà mình và đối phương muốn truyền tải. Ngôn ngữ có thể phát triển qua từng giai đoạn, từ xa xưa đến nay. Trước khi có tiếng Việt và sau khí có tiếng Việt, chúng ta có thể sẽ còn giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ khác. Mỗi một vùng đất sẽ có loại ngôn ngữ khác nhau, đơn cử như Việt Nam chúng ta dùng tiếng Việt, các nước phương Tây đa phần sẽ dùng tiếng Anh.
Trong Phật giáo cũng vậy, ngôn ngữ có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Tuy vào hoàn cảnh và thời đại mà sử dụng ngôn ngữ phù hợp, không có quy tắc cố định.
Phật giáo là một phạm trù thiêng liêng. Nên quần chúng đối với các đệ tử nhà Phật cũng đem lòng tôn kính. Bởi vậy, mỗi khi gặp các nhà sư, việc xưng hô ra sao cũng làm nhiều người bận lòng. Không rõ, liệu xưng hô như vậy đã thể hiện được lòng thành của mình đến thầy chưa hay có lỡ xúc phạm thầy không?
* * *
Trong Phật giáo, xưng hô được chia ra với hai đối tượng sử dụng:
Một là, cách xưng hô chung trước quần chúng nhân dân, cách này có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chính.
Hai là, cách xưng hô riêng giữa những người theo đạo, tại gia hay xuất gia. Không phải ai hiểu đạo cũng nắm rõ cách xưng hô trong đạo hay cũng đứng đánh giá những ai không nắm được cách xưng hô là những người không hiểu đạo. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
Cách xưng hô trước quần chúng
Trước khi đi vào phân tích, chúng ta cần hiểu được hai loại tuổi: tuổi đời và tuổi đạo.
Tuổi đời là tuổi được tính từ khí con người được sinh ra.
Tuổi đạo sẽ được tính từ năm thọ cụ túc giới. Thọ cụ túc giới ở đây chỉ những ai chứng tỏ được khả năng tu học, đủ điều kiện để tu học, 250 giới với nam và 348 giới với nữ (Các bộ phái khác có thể tăng giảm nhiều).
Trong nhà đạo, việc xưng hô dựa theo tuổi đạo, không tính tuổi đời. Tuổi đạo này chỉ tính những người tu tập liên tục, không đề cập đến những người tu đạo đứt quãng, không liên tục.
Để nắm rõ được đầy đủ cách xưng hô. Chúng ta lấy ví dụ về một người tuổi đời dưới 20 có lòng xuất gia, được gọi là chủ tiểu hay điệu. Tùy theo tuổi đời của người này mà sẽ được giao làm các việc khác nhau, học tập lễ nghi.
Trong quá trình sinh sống và tu tập tại chùa, vị này sống đúng với 10 giới. Chứng tỏ mình đã ly khai con đường trần lụy của thế gian. Thì sẽ được gọi là Sa di đối với nam, Sa di ni đối với nữ hay thường thấy nhất là gọi Chú đối với nam và Ni cô đối với nữ.
Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, khi chứng tỏ được khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tính cũng như tu tướng. Vị này được thọ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu.
Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo như sau:
- Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
- Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
- Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
- Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
- Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
- Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo. Các danh xưng này được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại Lễ hay Đại Hội Phật Giáo, trong các Giới Đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Cách xưng hô giữa các đệ tử nhà Phật
Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
- Giữa các vị xuất gia, có thể xưng pháp danh, pháp hiệu hoặc xưng con, gọi vị kia là Thầy tùy theo cấp bậc hay chức vụ của vị đó. Cả bên tăng và bên ni đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị tăng, ni cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ mình là Sư thúc, Sư bá. Trong đạo Phật có các danh xưng khác: đạo hữu (người cùng theo đạo), pháp hữu (người cùng tu theo giáo pháp).
- Khi trò chuyện với chư tăng ni, quý vị Phật Tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới sẽ tôn kính người thụ nhiều giới hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật. Còn các vị chư tăng ni sẽ xưng tôi, bần tăng , bần ni hoặc xưng pháp danh, pháp hiệu, gọi quý vị là đạo hữu hay quý đạo hữu.
- Việc một Phật Tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật Tử tại gia nhiều tuổi bằng "con" là không thích đáng, không nên. Gọi như vậy có thể gây tội bất kính, tổn đức. Biết rằng có ngôi thứ, cấp bậc, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
- Trong các trường hợp trò chuyện riêng, không có tính cách chính thức, không thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật Tử tại gia, người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày.
- Đối với các vị bán thế xuất gia, là các vị đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, thiếu tôn trọng thì có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác.
- Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư Ông, Sư Cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp Sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo hay danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
- Danh xưng Sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ Sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo.
Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quý ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quý ngài, để tỏ lòng tôn kính.
- Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức.
- Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là: "xưng con gọi Thầy".
* * *
Kết luận lại, ngôn ngữ, danh xưng cũng chỉ là cách con người giao tiếp với nhau. Khi đã ngộ đạo, mọi sự trên đời đều là tùy duyên, không tranh hơn thua, không trọng danh lợi thì coi trọng chi việc tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ.
Cách xưng hô nên hợp với hoàn cảnh, không trái lòng người, không quá câu nệ, xưng hô sao cho thấy hợp tâm, an lạc, thoải mái là được.
Xem thêm:
- CHÚC MỪNG NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 & THÔNG BÁO NGHỈ TẾT
- Ra mắt ứng dụng VIỆT LẠC - Nâng cao trải nghiệm mua sắm
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
- Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2023
- Thông báo lịch nghỉ du lịch công ty 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Ra mắt Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam
- Đại hiếu Xá Lợi Phất độ mẹ trong ngày cuối cùng của mình - Câu chuyện ý nghĩa ngày vu lan
- Tóm tắt cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên
- ẤN TỐNG KINH SÁCH
- Thủ ấn Phật giáo và ý nghĩa
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 6 âm lịch
- Giá cả leo thang và sự đáp trả của Việt Lạc
- Cúng dường là gì? Có các loại cúng dường nào
- Vì sao phải viết sớ, viết sớ như thế nào
- Lễ chùa và những điều cần chú ý
- Giải mã nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan
- Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm
- Tìm hiểu về Lễ tình nhân trong tháng bảy
- Những điều nên làm vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy
- Thờ cúng tổ tiên - Hướng về cội nguồn
- Sự khác nhau giữa Lễ Vu Lan và Lễ cúng Cô hồn
- Đạo hiếu của người Việt
- Một vài lỗi thường gặp trong quá trình in sớ bằng máy in khổ lớn
- Phật giáo và những điều cần biết
- Những ngày lễ theo tín ngưỡng vào tháng 5 âm lịch
- Bảy điều con cái nên làm để báo hiếu cha mẹ trong tháng bảy Vu Lan
- Cảm động nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
- 5 bước cơ bản để trở thành Thầy Cúng
- Chi tiết 9 sao chiếu mệnh tuổi trong năm
- 12 vị Thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan là ai?
- Hạnh phúc "BÌNH DỊ"
- Sớ Tết Gắn Kết Yêu Thương
- Ý Nghĩa "Bát Bảo Cát Tường" Trong Phật Giáo
- Tổng kết sự kiện Đại hội Phật giáo huyện Thanh Oai lần IX nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Phù Lục Cổ Việt Nam
- Thông báo thay đổi hình thức chương trình đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH.
- Trình tự phiên đấu giá từ thiện kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn ủng hộ và xác thực ủng hộ minh bạch trong chương trình đấu giá KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Hướng dẫn đăng ký đấu giá kinh KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH
- Thông báo mời tham gia đấu giá từ thiện bộ kinh quý “KIM CƯƠNG DI ĐÀ KỆ CHÚ CHÂM MINH”
- Danh sách các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch
- Sớ Tết mùa COVID
- Thông Báo lịch nghỉ tết nguyên đán 2021
- Bộ sớ cúng năm mới chữ quốc ngữ 14 lá đầy đủ nhất
- Nghi thức tiếp nhận sắc phong dưới thời nhà Nguyễn
- Giấy dó loại giấy truyền thống tuyệt vời để vẽ tranh truyền thống và viết thư pháp
- Hướng dẫn viết sớ trực tuyến không cần cài đặt phần mềm