VIỆT LẠC
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Tháng 7 âm lịch tháng quan trọng trong năm 

13/06/2022 Đăng bởi: Đặng Giang

 

Tháng 7 là tháng quan trọng trong năm với nhiều ngày lễ lớn và có ý nghĩa. Rằm tháng 7 không chỉ là ngày “Xá tội vong nhân” mà còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ.

Ngày “Xá tội vong nhân”

Tháng 7 âm lịch còn được gọi với tên gọi khác là “tháng cô hồn”. 

Nguồn gốc của sự tích này bắt nguồn từ Trung Quốc, khởi nguồn từ câu chuyện cúng và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa của người đàn ông A Nan, sau dân gian truyền lại và hiểu rộng ra thành cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. 

Quan niệm rằng ngày đầu tháng 7 (ngày 1 tháng 7 âm lịch) là ngày Diêm Vương mở cửa địa phủ để cho các cô hồn bị chết oan, chết uổng hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng. Đến ngày cuối tháng 7 tức ngày 30 tháng 7 âm lịch, chúng quỷ sẽ bị bắt về lại âm ty, cửa phủ đóng lại.

Bởi vậy, người dân gian cho rằng tháng 7 là tháng âm khí nặng nề, nên tránh việc ra ngoài vào buổi tối và sẽ làm mâm cúng vào ngày rằm tháng 7 để cho cô hồn ăn uống và đừng làm hại bản thân và gia đình.

Lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Bà Thanh Đề mẹ của Bồ tát Mục Kiền Liên khi còn sống đã làm quá nhiều tội ác và sau khi mất đã bị đày làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Mục Kiền Liên khi đó đã học tập pháp lực cao cường, dùng phép muốn biết xem giờ mẹ mình ra sao đã thấy cảnh này. Vì muốn cứu mẹ khỏi bể khổ, Mục Kiền Liên đã tìm đến Phật và được chỉ cách cứu mẹ thành công.

Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.

Phong trào cài hoa hồng để tưởng niệm công ơn mẹ ra đời sau khi Thiền sư Nhất Hạnh viết đoản văn Bông hồng cài áo năm 1962. Đoản văn ấy được mọi người hưởng ứng và in ra nhiều bản, dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nga, Thái Lan và Lào. Một số các chùa bắt đầu tổ chức lễ Bông hồng cài áo và từ đó, lễ này trở thành một truyền thống.

Lễ Bông hồng cài áo không những để vinh danh người mẹ mà còn để tưởng nhớ người cha. Mỗi người được cài hai bông hồng, một dành cho mẹ và một dành cho cha. Bông hoa của cha nằm hơi cao lên một chút để phân biệt với hoa cho mẹ.

Lễ Thất tịch

Trong tháng 7 âm lịch còn có ngày 7 tháng 7 được cho là ngày Ngưu Lang- Chức Nữ gặp nhau. Hay còn gọi là lễ Thất tịch.

Sự tích này được truyền nhau rằng xưa kia trong thôn xóm nọ có chàng trai chăn trâu tên Ngưu Lang bị chị dâu cay độc đối xử, vì cơ duyên mà gặp được bò tiên xám, chàng không ngại khổ cực chăm sóc bò xám già đang bệnh nặng và từ đó kết thành tình cảm bền chặt.

Một tiên nữ dệt vải tên Chức Nữ một ngày nọ cùng các tiên nữ khác xuống trần gian dạo chơi, tắm sông. Bò già nghĩ ra kế sách để Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, sau đó hai người có tình cảm. Chức Nữ đã lén xuống trần trở thành vợ của Ngưu Lang. Nàng còn đem vải dệt dạy dân làng nuôi tằm, rút tơ, dệt vải. 

Nhưng cuộc sống hạnh phúc không kéo dài được bao lâu thì Ngọc Hoàng biết chuyện, cho người bắt tiên nữ Chức Nữ về trời. Từ nay, vợ chồng xa cách. Bò tiên già đã nói với Ngưu Lang rằng khi nó chết hay lấy da nó làm giày có thể đạp mây lên thiên đình.

Sau khi bò già chết, Ngưu lang làm theo lời nó chỉ dạy, làm được đôi giày bằng da bò tiên. Sau đó, đã nhanh chóng cưỡi mây đến gặp vợ Chức Nữ. 

Khi Ngưu Lang sắp đuổi kịp Chức Nữ, Vương Mẫu Nương Nương lấy trâm vàng cài trên tóc vạch một đường, bèn xuất hiện dòng sông Thiên Hà có sóng cuồn cuộn, Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách ở hai bờ sông, hai người chỉ có thể nhìn nhau, rơi nước mắt. Tình yêu chung thủy của họ đã làm chim khách cảm động, hàng nghìn hàng vạn chim khách bay đến và bắc cầu Thước Kiều, để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp mặt tại Thước Kiều. Vương Mẫu Nương Nương đành chịu, cho phép hai người gặp mặt tại Thước Kiều vào mồng 7 tháng 7 hàng năm.

Ngày 7 tháng 7 hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Người có tình lâu ngày gặp lại nước mặt chảy không ngừng, rơi xuống trần gian tạo thành mưa. Từ đó, người trần gian đặt tên cho họ là ông Ngâu bà Ngâu, vào tháng 7 hàng năm, tháng gặp mặt của ông bà Ngâu mưa Ngâu sẽ kéo dài, không ngớt.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Sản phẩm cao cấp Sản phẩm cao cấp
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Bảo hành nhanh chóng Bảo hành nhanh chóng
Giao hàng toàn quốc Giao hàng toàn quốc